Đất đai huyện Tiên Lãng là quá trình bồi tụ phù sa của sông Văn Úc và Thái Bình, sự tác động mạnh mẽ của thủy triều và sóng biển. Nhờ có tác nhân đó, hằng năm Tiên Lãng tiến ra biển từ 10 đến 15 mét. Thời nhà Trần, khu vực Chấn Hưng, Hùng Thắng, Vinh Quang nơi đây là cửa biển. Vào thời Hậu Lê, Dương Áo là một đồn trấn bên bờ sông Văn Úc thuộc đồn trấn Ngãi Nam. Sau người nhà binh lính trong đồn và người ở thuộc nguồn sông Thái Bình, Văn Úc cùng với người Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Dương trong huyện hội tụ về đây ngày một đông. Đến thế kỉ XV khu vực đồn trấn này thành làng Dương Áo. Cuối thế kỉ XVIII, các làng Lao Chử, Lao Khê, Văn Úc, Vấn Đông được hình thành, làng Thái Hòa ra đời vào đầu thế kỉ 19.
Đất đai huyện Tiên Lãng là quá trình bồi tụ phù sa của sông Văn Úc và Thái Bình, sự tác động mạnh mẽ của thủy triều và sóng biển. Nhờ có tác nhân đó, hằng năm Tiên Lãng tiến ra biển từ 10 đến 15 mét. Thời nhà Trần, khu vực Chấn Hưng, Hùng Thắng, Vinh Quang nơi đây là cửa biển. Vào thời Hậu Lê, Dương Áo là một đồn trấn bên bờ sông Văn Úc thuộc đồn trấn Ngãi Nam. Sau người nhà binh lính trong đồn và người ở thuộc nguồn sông Thái Bình, Văn Úc cùng với người Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Dương trong huyện hội tụ về đây ngày một đông. Đến thế kỉ XV khu vực đồn trấn này thành làng Dương Áo. Cuối thế kỉ XVIII, các làng Lao Chử, Lao Khê, Văn Úc, Vấn Đông được hình thành, làng Thái Hòa ra đời vào đầu thế kỉ 19.
Thế kỉ thứ XV vùng đất làng Vân Đô đã cách xa bờ 2 km. Phải chăng làng Vân Đô có trước làng Dương Áo ? Sau làng Vân Đô rồi đến Xuân Đô Trang được hình thành. Đến đầu thế kỉ XVIII, Xuân Đô Trang tách ra làm 2 xã Kỳ Úc và Xuân Úc. Rồi tiếp đến làng Thúy Nẻo ra đời. Các làng xã này đều thuộc tổng Dương Úc (Dương Áo). Năm 1900, làng Trung Nghĩa tách ra khỏi xã Kỳ Úc, làng Bạch Sa tách ra khỏi làng Xuân Úc. Năm 1901, làng Trung Nghĩa, Bạch Sa cùng với các xã Vân Đô, Kỳ Úc, Xuân Úc, Thúy Nẻo tách khỏi tổng Dương Úc lập ra tổng mới lấy tên là tổng Kỳ Úc
Năm 1927, tổng Kỳ Úc đổi thành tổng Xuân Úc có các xã: Vân Đô, Kỳ Úc, Xuân Úc, Thúy Nẻo, Bạch Sa, Trung Nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giải thể tổng Xuân Úc thành lập xã Chấn Hưng. Từ "xã" tương đương với từ "tổng", từ "thôn" tương đương với tên làng, xã. Từ "Chấn Hưng" nghĩa là làm ăn thịnh vượng, ngày một phát đạt. Xã Chấn Hưng gồm có các thôn: Vân Đô, Kỳ Úc, Xuân Úc, Thúy Nẻo, Bạch Sa, Trung Nghĩa. Theo yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, ngày 18-5-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định giải thể xã Chấn Hưng để thành lập 2 xã mới Bắc Hưng và Nam Hưng. Xã Nam Hưng gồm có các thôn: Vân Đô, Trung Nghĩa, Láng Trình, Xuân Trại I, Xuân Trại II, Bạch Sa Làng, Bạch Sa Trại, Thanh Lan.
Đất đai Nam Hưng cũng như các xã khu IV khác thuộc huyện Tiên Lãng có thành phần cơ giới thịt nặng, có tầng gley sâu dưới lòng đất 30 cm nên nồng độ mặn cao hơn nơi khác. Do phù sa bồi đắp không đều nên đã tạo ra những khu đồng cao thấp khác nhau như đầm Dầu, đầm Cửa...
Nam Hưng cũng như các xã trong huyện nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu. Hằng năm nhận được chế độ bức xạ của vùng khí hậu nhiệt đới nội chí tuyến. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23º - 24°C. Tổng nhiệt độ cả năm là 8.400 8.500°C. Độ ẩm trung bình cả năm từ 85% - 90%. Lượng mưa xấp xỉ 1.700mm. Khí hậu nóng ẩm, thuận tiện cho việc phát triển cây trồng, cây cối quanh năm xanh tốt. Một năm khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, trời lạnh, khô hanh, ít mưa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, trời nóng mưa nhiều hay có bão. Nam Hùng cũng chịu khí hậu biển, có nước thủy triều lên xuống hằng ngày, có nhiều sương mù, bão lớn thường tập trung vào tháng 7, 8, 9. Tính chất khí hâu nói trên đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái, cơ cấu cây trồng theo mùa vụ. Về nông nghiệp Nam Hưng là một trong những xã có năng xuất lúa luông đứng đầu trong huyện.
Sống nơi ven sông, gần cửa biển, bão tố nước dâng thường xuyên làm tràn ngập cả đồng ruộng xóm làng. Đế bảo vệ cuộc sống và trụ vững trên vùng đất Tiên Lãng này, từ thuở xa xưa nhân dân các xã trong huyện đã tích cực đắp đê ngăn mặn và chống lũ lụt. Theo truyền ngôn thời nhà Mạc đắp con đường từ cuối làng Đông Côn qua Trại Rím, về Xuân Úc Làng xuống Chùa Gia Dương Áo. Đây là con đường phục vụ cho việc phòng thủ vùng ven biển và cũng là đê cổ xưa nhất ở vùng này. Vào thời Lê, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1727 - 1729) đắp đê ngăn nước mặn từ Cống Thần qua cống Dầu, bến Dê làng Bạch Sa, chùa Văn Úc đến Thái Hòa. Đến đời vua Gia Long, con đê ngăn nước mặn này được tu bổ nâng cấp. Năm 1848 thời Tự Đức, đê Ngự Hàm quốc gia ngăn nước mặn của huyện Tiên Lãng dài 13.700 trượng. Trận bão tháng 9/1955, con đê này bị vỡ, sau bão tan, xã Chấn Hưng cùng các xã trong huyện huy động một lực lượng lớn dân công lên công trường đắp đê. Con đê mới tiến ra phía ngoài bãi khoảng 1.000m. Thực hiện chủ trương quai đẻ lấn biển, năm 1975-1978, Bộ Tư lệnh 350 huy động lực lượng bộ đội, dân quân du kích các huyện cùng huyện Tiên Lãng tổ chức đắp đê biển ba dài 9km, với diện tích lấn biển trên 2.000 ha.
Hiện nay Tiên Lãng có 78 km đê sông, đê biển, với 63 cống dưới để phục vụ cho tưới tiêu. Trên địa bàn xã Nam Hưng có cống Thần, cống Dầu và cống Hàng Tổng. Các cống dưới đê hiện nay trở thành cống nội đồng.
Đường giao thông nông thôn ở Nam Hưng được hình thành khá sớm, xây dựng theo quy hoạch phát triển nông thôn. Con đường liên xã từ Quán Cháy qua Phòng khám 4 đến chân đê biển ba dài 6 km. Đoạn từ Quán Cháy đến Phòng khám 4 được đào đắp lập mặt bằng và cấp phối đá năm 1973 - 1976, năm 1979 nâng cấp thành đường nhựa. Năm 1983, thi công tiếp từ giáp xã Nam Hưng đến chân đê biển ba, năm 1999 nâng cấp thành đường nhựa. Đường liên thôn, liên xóm đã và đang được cải tạo, nâng cấp phối đá, rải nhựa và ghép gạch nghiêng. Hệ thống đường bộ có nhiều cầu cống lớn đi qua, lớn nhất là cầu Bắc Hưng và cầu Cửa Hàng. Hai cầu này được xây dựng lại bằng xi măng cốt sắt, xe cơ giới đi lại dễ dàng. Hệ thống kênh mương nội đồng, kênh trung thủy nông, đường sông, đường biển... tạo nên hệ thống giao thông thủy, phục vụ tích cực cho đời sống của nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu mới sinh cơ lập nghiệp, cư dân vùng này chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, đơm đón tôm cá, cua cáy, trồng lúa nước, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Từ bao đời nay, nhân dân xã Chấn Hưng cùng các địa phương trong huyện tích cực đắp đê, đào mương khơi ngòi, đắp bờ vùng bờ thửa, san ghềnh lấp trũng, rửa chua khua mặn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo đồng ruộng, biến nơi đây thành đồng ruộng màu mỡ tốt tươi. Năng suất lúa đạt trên dưới 30 tạ/ha, đến nay Nam Hưng đã vượt qua cửa ải 5 tấn, 6 tấn, đến 9 tấn rồi đến trên 10 tấn/ha.

Cùng với cây lúa và hoa màu, nhân dân Nam Hung còn trống thuốc lào. Hằng năm, diên tích thuốc lào trồng từ 3 đến 4 ha. Năng suất mỗi ha đạt từ 1,6 đến 1,8 tấn. Mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
Nam Hưng là một xã ven sông ven biển. Khu đất ở bãi rất thích hợp với trồng cây cói. Những năm 1975 trở về trước, diện tích cây cói từ 260 ha đến 360 ha, mỗi năm thu hoạch một lần vào tháng 8, tháng 9. Cói dùng để lợp nhà, dệt chiếu, đan manh, quay quạt, dệt thảm. Diện tích cói dần dần bị thu hẹp vì hiệu quả kinh tế không cao. Ở Nam Hưng nhiều nhà có vườn rộng hàng sào. Hiện nay phong trào cải tạo vườn tạp ngày càng phát triển, một số gia đình chuyển sang thâm canh các loại cây như cam, chanh, bưởi, vải, nhãn, dừa, chuối, xoài... đây là nguồn thu đáng kể.
Nghề nuôi thả cá không ngừng phát triển. Các ao hồ, đầm sâu, đồng trũng đã được cải tạo đưa vào nuôi cá, nuôi tôm. Một số gia đình làm nghề ươm gột cá giống, mỗi năm cho thu hoạch được hàng chục triệu con cá giống cung cấp cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi nhân dân Nam Hưng còn phát triển một số nghề phụ như: Mộc, nề, đan lát, chài lưới, đơm đón, làm gạch, buôn bán, dịch vụ...
Sản xuất phát triển, giao thông thủy bộ thuận tiện. nhân dân địa phương đem sản phẩm lao động ra các chợ để trao đổi hàng hóa. Chợ Bắc Hưng, chợ Vàm Láng, chợ Lộc Trù họp vào buổi sáng, chợ Nam Hưng (còn gọi là chợ Xuân) họp vào buổi chiếu hằng ngày. Trong chợ bán các mặt hàng nông sản thực phẩm tôm cá, cua cáy, lợn gà, vịt, ngan, ngỗng, hoa quả, bánh kẹo, hàng tạp hóa, cơ khí, sành sứ, vải vóc, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... Khu vực Nam - Bắc Hưng có "chợ trứng", chủ yếu buổi sáng ở chợ Xuân, buổi chiều ở chợ Nam Hưng. Hằng năm có hàng triệu quả trứng vịt cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện. Ngoài các chợ, Nam Hưng còn có cửa hàng, cửa hiệu, hàng hóa bày la liệt phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Cư dân Nam Hưng từ nhiều nơi đến sinh cơ lập nghiệp. Họ đều là dân tộc Kinh là thành viên của cộng đồng Lạc Việt. Theo điều tra xã hội học, hiện nay Nam Hưng có trên 28 dòng họ như: Họ Vũ, Dương, Phạm, Đoàn, Hoàng, Bùi, Nguyễn, Lương, Trịnh, Đào... Các họ dù đến sớm hay muộn đều cùng nhau xây dựng tình đoàn kết, thắm đượm tình làng nghĩa xóm.
Người Nam Hưng luôn có ý thức giữ gìn những tinh hoa văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, làng xóm. Đó là tục thờ cúng tổ tiên ở từng gia đình, của từng dòng tộc. Ngày giỗ chạp tổ, ngày giỗ cụ, ông bà, cha mẹ trong dịp thanh minh hằng năm là dịp các thành viên con cháu trong họ quây quần họp mặt, ôn lại lịch sử dòng họ, giáo dục con cháu biết kính trên nhường dưới, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Cũng như các địa phương trong huyện, nhiều làng xã ở Chấn Hưng có tục thờ cúng thành hoàng. Theo sự hiểu biết, xã Chấn Hưng là sự hội tụ của sáu thôn làng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở tổng Xuân Úc có 5 đình, 2 đền, 2 miếu. Đình, đền, miếu thờ người có công với dân tộc, với quê hương, được tôn làm Thành Hoàng. Đình Kỳ Úc và đình Xuân Úc đều thờ chung 3 vị Thành Hoàng như: Quý Minh tên húy là Tuấn; Đô Thống tên húy là Thành Công; Ngọc Thanh Công Chúa tên húy là Ngọc Thanh. Cả 3 vị đều có công đánh giặc và làm nghề thuốc để cứu dân độ thế. Phần lớn đình chùa, đền, miếu kiến trúc theo kiểu chữ đinh, mái cong lợp ngói mũi hài. Nghệ thuật trang trí rất tinh xảo, sử dụng nhiều họa tiết tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hoa lá cách điệu cùng nhiều chim muông, cua cá trong tư thế bay nhảy, bơi lội rất sinh động. Trong đình, đền, miếu còn có nhiều câu đối, đại tự, sắc phong, bia ký, văn tế, đồ thờ... Đình làng là nơi tế lễ trong dịp vào đám, khao vọng, lên lão, nhậm chức, đón sắc vua ban.
Đạo phật du nhập vào Tiên Lãng khá sớm, phát triển mạnh vào thời Lý, Trần, Lê. Đạo phật xuất hiện từ khi có con người đến tự cư dâng đất lập vườn lập lên làng mạc. Những năm mới đến khai thiên lập địa chủ yếu là tu tại gia sau xây chùa để thờ phật. Cao Hà Tự, Phong Quang Tự là những ngôi chùa được xây dựng khá sớm. Vào các ngày mồng một, ngày rằm, Tết nguyên tiêu, Đoan Ngọ, ngày sinh Đức Phật Thích Ca... là phật tử đến chùa cúng phật. Lễ vật là hoa quả, oản chuối, trầu cau, hương nến đó là lòng thành dâng lên hướng tới cái tâm, cái thiện, tránh việc làm độc ác.
Đạo Thiên Chùa du nhập vào tổng Xuân Úc từ thế kỷ 17 Tháng 3 năm 1784, xứ đạo Thúy Nẻo được thành lập. Nhà thờ Thủy Nèo xây dựng năm 1893, một trong những công trình đẹp nổi tiếng của miền Bắc. Tiếp đến nhà thờ Bạch Sa, Trung Nghĩa lần lượt được ra đời nhưng cách ngày nay cũng phải trên một trăm năm. Hiện nay ở Nam Hưng có 380 hộ đi giáo, với 1.980 khẩu, ở xen kẽ với đồng bào đi lương. Tự cư đông hơn cả ở các thôn Thúy Nẻo, Bạch Sa, Trung Nghĩa. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, đồng bào Thiên Chúa giáo có những đóng góp đáng kể. Đảng, chính quyền, Mặt trận đã ghi nhận và động viên giáo dân phát huy truyền thống tốt đẹp, tích cực lao động sản xuất xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, thực hiện cuộc sống tốt đời đẹp đạo.

Các thế hệ người Nam Hưng căn cứ vào điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội để định ra các tục lệ cho phù hợp với đạo lý và nhân cách Việt Nam, như lễ mừng thọ, đám hỷ, đám hiếu...
Dưới chế độ phong kiến thực dân, trình độ dân trí ở tổng Xuân Úc chưa được phát triển. Trong các làng xã, có một số cụ dạy chữ Hán ở trường làng. Năm 1938, trường Tổng sư mới được xây dựng, mỗi năm có hai lớp dự bị và đóng ấn. Ở các làng xã, các cụ đó dạy chữ "Thánh Hiến" chuyển sang dạy chữ quốc ngữ như thầy Nguyễn Trọng Đoan, Phạm Tất Lược (An Lão), Phạm Khắc Hợi (Xuân Úc), Hoàng Văn Na (Lộc Trù). Một số gia đình kinh tế khá giả con em được đi học ở trên tỉnh, ngoài thành phố như ông Hoàng Văn Huấn (Hàn Huấn) học trường Bách nghệ Hà Nội...
Trên cơ sở phát huy truyền thống hiếu học, ngày nay nhiều con em của quê hương Chấn Hưng đã học hành và thi đỗ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, hiện đã nghỉ hưu và còn đang công tác khắp mọi miền của Tổ quốc.
Cùng với học hành và thi cử, Chấn Hưng có nhiều hình thức hoạt động văn hóa phong phú, như sáng tác thơ ca, hò vè, hát đúm, hát chèo, diễn kịch, vật truyền thống, bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, chơi đu, kéo co, cướp cờ, nhảy cầu thùm... Những hoạt động văn hóa nói trên thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước của nhân dân Chấn Hưng trước đây, Nam Hưng ngày nay.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cư dân của tổng Xuân Úc đã phải đổ biết bao mồ hồi, xương máu, sức lực để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống các thế lực đã trà đạp lên cuộc sống của con người. Quá trình thử thách đó đã hun đúc nên đặc tính của người dân tổng Xuân Úc như: Lao động cần cù, sáng tạo, kiên trì, tình làng nghĩa xóm, trọng nghĩa, chiến đấu mưu trí, dũng cảm...
Cư dân Chấn Hưng được hình thành từ cuối thế kỷ 15, nhưng vùng đất, vùng trời, sông biển của quê hương đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng, những chiến công hiển hách của ông cha ta xưa kia mà đời đời còn ghi nhớ.
Thời Lý, Trần triều đình đặt đồn binh sở ở cửa sông Thái Bình. Dấu vết của đồn binh xưa chính là nền đình của làng Diên Lão. Sách Đồng Khánh địa dư có chép: Trấn Nhân Tông sau khi nhường ngôi vua đến tu ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh). Một lần ngài về thăm Thiên Trường đi thuyền rồng qua cửa sông Thái Bình vào thăm đón bình sở và nhân dân địa phương. Quân lính và nhân dân vui mừng ra đón tiếp.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai (1285), tướng Trần Quốc Thành về Tiên Lãng chiêu mộ binh sĩ, tích trữ lương thực, đóng thuyền chiến, luyện tập quân sự, tuân giữ một vùng cửa ngõ phía đông của đất nước. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, nhân dân tổng Xuân Úc, Dương Áo, Cẩm Khê, Diên Lão cùng các tổng trong huyện đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên chiến thắng to lớn. Quân và dân Tiên Lãng trực tiếp tham gia đánh giặc ở cửa Đại Bàng (cửa sông Văn Úc), góp phần tiêu diệt hơn 300 chiếc thuyền, bắt sống tướng Ô - Mã - Nhi trong trận thủy chiến mùa xuân năm 1288. Chiến thắng này như một mốc son chói lọi mãi mãi không bao giờ phai mờ, chôn vùi đạo quân hung bạo nhất, đè bẹp ý đồ xâm lược nước ta của đế quốc Nguyên Mông.
Trong các cuộc nổi dậy chống chế độ phong kiến thối nát, nhân dân huyện Tiên Minh tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Phan Bá Vành. Năm 1742, Nguyễn Hữu Cầu cho quân thủy bộ vào huyện Tiên Mnh đánh quân Lê - Trịnh. Đi đến đâu nghĩa quân cũng lấy của nhà giấu, bọn quan lại chia cho người nghèo.
Năm 1826, Phan Bá Vành dựng cờ khởi nghĩa ở núi Voi An Lão và mở đường đánh lớn vào huyện Nghi Dương và Tiên Minh bằng đường thủy, đường bộ. Nghĩa quân phá kho thóc đốt văn tự, khế ước bản ruộng, xóa nợ cho người nghèo.
Những năm cuối thế kỷ XIX, từ xóm Ngô (Sơn Đông) ông Nguyễn Quang Phong đã tập hợp trai tráng vào đội nghĩa binh. Nhân dân Lộ Đông, Sơn Đông, Mỹ Lộc, Lục Trù, Vân Đô, Kỳ Úc, Xuân Úc, tích cực tham gia ủng hộ đội nghĩa binh. Đội nghĩa binh đã kéo lên Bắc Ninh tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Cai Vàng làm chủ tướng.
Vào đầu thế kỷ XX, ông Nguyễn Quang Doanh (Sơn Đông), Ngô Văn Sĩnh tuyên truyền vận động nhân dân các xã trong tổng Cẩm Khê, Xuân Úc, Dương Áo tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu để xướng và lãnh đạo. Năm 1913, hai ông bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo.
Ngày 26-9-1940, hơn 6.000 quân Nhật từ chiến hạm đổ bộ lên Hải Phòng - Kiến An, một mũi tiến vào cửa sông Văn Úc, chiếm đò Sáu, Bến Khuể sau đó tiến vào Kiến An - Hải Phòng.
Tháng 7 năm 1945, tự vệ ấp Thái Bình vượt sông Văn Úc sang Kim Sơn (Kiến Thụy) cùng tự vệ và nhân dân địa phương đánh quân Nhật.
Rừng cây nước mặn ven biển xã Chấn Hưng, Hùng Thắng, Vinh Quang là nơi trú chân của bộ đội, cán bộ và du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Từ đây lực lượng vũ trang của ta tỏa đi để tiêu diệt thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước mà đỉnh cao là phá tan trận càn Cờ - lốt của địch vào cuối tháng 8 năm 1953.
Nhìn lại quá trình hình thành vùng đất và con người nơi "Đầu sóng ngọn gió". Bằng bàn tay khối óc, máu và nước mắt của bao đời nay đã tạo dựng nên vùng quê Chấn Hưng và Nam Hưng hôm nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống tốt đẹp ấy đã được phát huy tạo thành sức mạnh cùng quân nhân trong huyện xây dựng và bảo vệ quê hương. Từ trong quá trình đó, Đảng bộ Nam Hưng ra đời, từng bước lãnh đạo nhân dân viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc, của quê hương Nam Hưng giầu đẹp.
Trải qua nhiều thế hệ, cộng đồng dân cư Nam Hưng đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu và trí tuệ để dựng lên vùng đất trù phú như hôm nay.
Cùng với xây dựng quê hương, nhân dân Nam Hưng luôn luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm và các thế lực đã trà đạp lên quyền sống của con người. Cuộc sống đói nghèo càng nặng nề thêm khi thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến thối nát ra sức bóc lột dân lành. Có Đảng lãnh đạo từ trong đêm trường nô lệ, người dân Chấn Hưng (cũ) căm thù bọn thực dân đế quốc, cùng nhân dân cả nước đập tan xiềng xích nô lệ, giành lại độc lập tự do, nhân dân Nam Hưng đã thực sự làm chủ đời mình, làm chủ cuộc sống, làm chủ quê hương đất nước.
Chính trong những năm tháng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiết kiệm, từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, củng cố giữ vững chính quyền, xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến, chi bộ Đảng Cộng sản tiền thân của Đảng bộ Chấn Hưng ra đời, và giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Là một xã ven cửa sông Thái Bình, lại đông đồng bào công giáo, chỉ bộ chú trọng làm tốt công tác chính trị tư tưởng, đoàn kết lương giáo, tích cực tiêu thổ, xây dựng làng kháng chiến, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.
Trong những năm 1975 - 2024, một mốc lịch sử, ngày 18/5/1981 xã Nam Hưng ra đời, tiếp nối truyền thông của Đảng bộ và nhân dân Chấn Hưng (cũ), Đảng bộ và nhân dân Nam Hưng ra sức khắc phục khó khăn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phấn đấu xây dựng quê hương Nam Hưng ngày càng giàu đẹp.
Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành từ Đảng bộ xã Chấn Hưng (cũ), Đảng bộ Nam Hưng rút ra một số kinh nghiệm quý báu như sau:
1. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của dân tộc, của địa phương để phát động quần chúng tạo nên sức mạnh và khả năng to lớn cho phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
2. Đảng bộ Nam Hưng đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, để ra chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện đúng đắn. Do đó phát huy được phong trào cách mạng của nhân dân, tạo ra sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Đảng bộ luôn luôn xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Coi trọng công tác chính trị tư tưởng với công tác tổ chức kiểm tra Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lấy đấu tranh tự phê bình và phê bình để giữ gìn, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, kiên quyết đấu tranh đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa biến chất, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Cán bộ, đảng viên phải thực sự đoàn kết, phải tu dưỡng đạo đức, phát huy vai trò đảng viên tiến phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, lấy đó là hạt nhân xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, vượt qua mọi khó khăn thử thách hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng trong suốt chặng đường 60 năm qua, Đảng bộ luôn luôn giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Vì cán bộ, bộ đội và du kích từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Những năm tháng nằm trong vùng địch tạm chiếm, cán bộ, đảng viên dựa vào dân, được nhân dân nuôi dưỡng che chở. Trong chống Mỹ cứu nước, nhân dân với tinh thần tất cả cho tiền tuyến trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tích cực trồng cây vụ đông, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng thu nhập cho nhân dân. Từ thực tiễn phong trào cách mạng cho thấy chỉ khi dựa vào dân, được dân tin thì công việc khó mấy cũng thành công.
Đó chính là những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Nam Hưng đã rút ra từ trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Phát huy thành tích mà Đảng bộ, nhân dân Nam Hưng đã đạt được, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", phấn đấu xây nông thôn mới thành công và xây dựng quê hương Nam Hưng ngày càng giàu đẹp./.