Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có. Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền. Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ. Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch….cho nên, Chợ Xuân Chấn Hưng cũng được ra đời trong bối cảnh đó
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có. Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền. Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ. Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch….cho nên, Chợ Xuân Chấn Hưng cũng được ra đời trong bối cảnh đó.
Đến với Nam Hưng ta có thể dễ dàng tìm thấy khu Chợ Xuân Chấn Hưng xưa, nay là Chợ Xuân Nam Hưng truyền thống dưới những dáng vẻ đặc sắc của một chợ quê. Nhưng sẽ thật bất ngờ và thú vị khi biết rằng: lâu nay ở ngay giữa trung tâm của tứ xã Nam Hưng nay vẫn duy trì chợ quê độc đáo, hội tụ nét đẹp văn hóa xưa và nay. Đó là chợ rất nổi tiếng của huyện Tiên Lãng nói chung và vùng Chấn Hưng nói riêng.
Dưới góc độ văn hóa, chợ là nơi gặp gỡ, giao tiếp của mọi đối tượng dân cư, vì vậy chợ không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi về kinh tế mà còn là trung tâm giao lưu văn hóa của một cộng đồng người. Đặc biệt tại các vùng thôn quê chợ làng còn là nơi tụ họp, gặp gỡ của những người thân quen. Họ đến chợ không chỉ để mua và bán mà còn để thăm hỏi sức khỏe, làm ăn, trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm… Mỗi vùng miền hình thức tổ chức chợ có thể khác nhau, nhưng đều mang hơi thở cuộc sống và dấu ấn đặc sắc riêng.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chợ Xuân Chấn Hưng xưa nay là chợ Xuân Nam Hưng là một trong những chợ được hình thành sớm của huyện Tiên Lãng. Nói đến Chợ Xuân Nam Hưng không những người dân vùng tứ Hưng mà nhiều người ở các xã lân cận cũng biết. Chợ Xuân Nam Hưng là nơi hội tụ của buôn bán đa dạng các loại mặt hàng, có những mặt hàng mà chủ yếu của người dân Chấn Hưng nuôi trồng đánh bắt được mang ra chợ để bán.

Dẫu cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay nhưng vào những ngày lễ trọng đại thì hình ảnh về chợ Việt truyền thống lại mang nhiều giá trị văn hóa, những kí ức xưa cũ đã ăn sâu bám rễ trong tâm khảm của mỗi người và được thể hiện rõ nhất trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hình ảnh những người bán lá dong để gói bánh chưng, màu hoa đào thắm đỏ trong một khu chợ, những chậu quất trĩu quả vàng ươm. Những buồng chuối xanh, những quả bưởi còn nguyên cành lá, từng chùm khế, chùm sung, củ tỏi củ hành, những mớ rau tươi được bầy bán, hoa quả, bánh trái, quần áo, giầy dép, thịt ngàn, thịt lợn, tôm cá và các loại hải sản của vùng quê Chấn Hưng được bày bán…. rộn ràng cả một khu chợ.
Vào Chợ Xuân Nam Hưng trong những ngày lễ, tết để cảm nhận thấy không khí rõ rệt nhất của mùa xuân đang về, năm mới đang gõ cửa. Thế nên đến Tết, con em Chấn Hưng đi làm tại thành phố và các tỉnh thành lại nôn nao muốn rời khỏi thành phố để về quê, nơi mẹ già đang đợi ở quê nhà, hay ra chợ để nhớ về một thời quá khứ khó khăn nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ. Không khí chợ Xuân Nam Hưng ngày tết là một hương vị đậm đặc cổ truyền của người Việt, dù có ra thành phố, có sang định cư Châu Âu và các nước Châu Á thì chợ quê, chợ Việt truyền thống vẫn luôn nằm trong kí ức của mỗi người con xa xứ. Hình ảnh đấy, hương vị đấy, đã làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh tế mà giản dị, hướng về cội nguồn.
Chợ Xuân Nam Hưng những ngày thường được trao đổi mua bán từ lúc 4h-5:30p. Các mặt hàng được trao đổi mua bán vào sáng sớm chủ yếu là rau củ quả suất cho các lái buôn và các cửa hàng lớn trong và ngoài huyện.
Trong đời sống văn minh đô thị hôm nay, chợ Việt truyền thống vẫn có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nói về vùng quê người ta hay hình dung mái đình, giếng nước, gốc đa và những chợ quê dân dã êm đềm nơi thôn xóm.

Ngày nay với sự phát triển của đời sống, chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp tại các đô thị lớn, thay vào đó là các trung tâm thương mại hay siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Đây thực tế cũng là một loại hình chợ nhưng được tổ chức và quản lý theo mô hình hiện đại. Dù vậy ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam chợ vẫn là một nét đặc trưng trong đời sống xã hội của người Việt. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa, nơi kết nối cộng đồng, gắn liền với đời sống sinh hoạt của mọi người dân.